Thứ sáu, 08.01.2010 GMT+7

Cẩm nang chăm sóc tai mũi họng

II. Các bước thực hiện:


a. Phần chuẩn bị:
Bạn mua 1 chai dịch truyền NaCl  0.9% (đây là dung dịch dùng để truyền tĩnh mạch nên rất an toàn cho cơ thể. Có thể dùng với số lần và liều lượng bất kỳ mà không hề gây ra 1 tác hại nào cho cơ thể), một ống tiêm loại 20cc (ml), một bịch gòn ráy tai nhỏ chuyên dành cho em bé .
Gỡ miếng bảo vệ trên nắp chai dịch truyền. Vệ sinh nắp chai dịch truyền bằng bông gòn tẩm cồn y tế. Cắm kim tiêm vào chỗ lõm của nắp chai dịch truyền. Treo chai dịch truyền lên. Lắp ống tiêm vào kim tiêm kéo piston xuống cho dịch truyền chảy vào bên trong ống tiêm khoảng 10cc. Lấy ống tiêm ra khỏi kim tiêm bơm dịch truyền vào chai nhỏ mũi và chai xịt mũi, vậy là mọi thứ đã sẵn sàng cho việc sử dụng.
b. Chăm sóc mũi:
Khi thấy bé bị hắc xì hơi hay sổ mũi thì phải tiến hành ngay việc nhỏ mũi và hút mũi để làm sạch phần bên ngoài của mũi và xịt phun sương mũi để làm sạch phần xoang sâu trong mũi. Việc làm này nhằm ngăn chặn nước mũi chảy xuống cổ gây viêm họng, xuống phổi gây viêm phế quản và viêm phổi. Cách làm như sau:
Thao tác nhỏ mũi và hút mũi: Đặt bé nằm đầu nghiêng sang 1 bên dùng chai nhỏ mũi
Ju-mi nhỏ từ 5-10 giọt nước muối vào lỗ mũi trên rồi đưa ống hút Ju-mi vào lỗ mũi bên dưới của bé, mẹ ngậm đầu hút và hút mạnh. Nước muối sẽ làm loãng nước mũi và dễ dàng được hút vào bầu chứa. Lặp lại vài lần 1 bên mũi sau đó đổi bên. Thực hiện lại các thao tác giống như bên mũi kia. Sau khi hút mũi đặt bé ở tư thế thẳng đứng dùng bình xịt mũi Ju-mi xịt vào mỗi bên mũi 2-3 lần lau sạch phần nước muối dư chảy ra. Bình xịt Ju-mi tạo ra các hạt nước muối nhỏ li ti và được hít sâu vào bên trong xoang có tác dụng vệ sinh xoang, làm sạch các hạt bụi bẩn hay hóa chất độc hại đang bám vào phần niêm mạc. Đây là nguyên lý của việc điều trị bằng máy xông khí dung nhưng đã được đơn giản hóa thành qui mô cá nhân và gia đình.
Bình thường hằng tuần cần kiểm tra mũi của bé 1 lần thật kỹ bằng đèn soi tai Ju-mi. Hoặc xem ngay khi bé có những dấu hiệu bất thường, khó chịu trong mũi. Xem thật kỹ phần niêm mạc mũi của bé xem có bị đỏ không. Niêm mạc đỏ (bình thường có màu hồng) là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé sắp hoặc đang bị viêm mũi. Nếu niêm mạc đỏ hoặc sau khi đi qua 1 đoạn đường nhiều khói bụi về ta cần phải rửa mũi, hút mũi và xịt mũi ngay. Với các bé từ 3 tuổi trở lên ta tập thành thói quen hàng ngày khi đi học hoặc đi chơi xa về dùng bình xịt mũi xịt 2-3 lần vào mỗi bên mũi cho bé rồi xì mũi ra. Việc này mất chưa đến 1 phút nhưng giúp bé phòng tránh được bệnh viêm mũi và các bệnh về hô hấp khác..
Khi thấy có rỉ mũi (cứt mũi) khô bên trong mũi ta nhỏ vài ba giọt nước muối sinh lý vào, nước muối sinh lý giúp làm mềm rỉ mũi và từ từ mũi sẽ đẩy ra. Khi rỉ mũi được đẩy ra gần bên ngoài thì dùng bông gòn xe lại để ngoáy mũi cho bé. Không nên lấy que gòn ngoáy mũi, làm cho bé sợ sẽ không hợp tác với chúng ta. Ngoài ra việc ngoáy mũi bằng que gòn dễ làm đau và gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Trường hợp bé bị nghẹt mũi: Tiến hành nhỏ mũi, hút mũi giống như khi bé bị chảy mũi nước. Làm nhiều lần cho đến khi cả 2 bên mũi đều thông thoáng mới thôi. Mũi không thông làm cho bé ngủ không ngon giấc, hay khóc quấy làm cho mẹ và bé đều mệt mỏi, mất sức khiến bệnh lâu khỏi.
Những trường hợp bất thường khác hoặc bé chảy mũi, nghẹt mũi có kèm sốt, ho nữa thì cần đưa ngay đến bác sĩ để được tư vấn, chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bằng thuốc thì cần tiến hành song song việc rửa mũi, hút mũi và xịt mũi nhằm giúp cho việc điều trị được mau chóng thành công.
c. Chăm sóc răng, lợi, lưỡi, miệng và họng:
Hằng tuần chúng ta cần kiểm tra miệng, lưỡi, răng, lợi, họng cho bé 1 lần bằng đèn pin
Ju-mi. Xem kỹ răng, lợi, lưỡi, miệng và họng.
Nếu thấy lưỡi bé bẩn : Dùng que gòn thấm dung dịch rơ lưỡi để rơ lưỡi cho bé. Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của sản phẩm dung dịch rơ lưỡi.
Nếu thấy có 1 trong các triệu chứng sau: Họng bị đỏ hoặc có  mủ, lợi sưng hoặc có mủ, lưỡi lở hoặc có mủ, môi lở hoặc có mủ thì cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn chữa trị đúng cách.
Hằng ngày cần ngậm và khò nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh răng, miệng, lợi và họng giúp bệnh chóng khỏi hơn và phòng bệnh rất tốt. Cách làm như sau: Đối với bé lớn, ngậm nước muối sinh lý vào miệng nằm ngửa ra để nước muối thấm vào cổ càng sâu càng tốt. Ngậm từ 2 đến 3 phút thì nhả ra. Trước khi nhả cần khò 1 lượt để nước muối thấm sâu hơn xuống họng. Làm như vậy 2- 4 lần 1 ngày giúp cho bé vừa chắc răng vừa phòng các bệnh về răng, lợi, mũi, họng. (Với các bé còn nhỏ chưa biết cách ngậm và khò thì thôi).
d. Chăm sóc tai:
Hằng ngày sau khi tắm bé chúng ta cần kiểm tra tai của bé bằng đèn soi tai Ju-mi (cách dùng xem bảng hướng dẫn sử dụng) xem có gì bất thường bên trong tai của bé không.
Trường hợp bị đọng nước trong tai: Cần dùng que bông gòn ráy tai cho bé (dùng que gòn loại nhỏ, chuyên dùng cho em bé). Sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý 0.9%  và tiến hành ráy lại 1 hay 2 lần cho sạch tai. Nhớ chọn độ lớn que bông gòn cho phù hợp với tai của bé để tránh làm đau bé.
Trường hợp tai bị bẩn hoặc có ráy tai: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý 0.9% vào tai, sau đó lấy bông gòn vệ sinh tai. Làm vài lần cho đến khi thấy tai tương đối sạch.
CHÚ Ý: Không nên ráy quá sâu trong tai để tránh làm tổn thương tai và màng nhĩ. Trường hợp có ráy nằm sâu trong tai gần với màng nhĩ ta cần nhỏ nhiều nước muối sinh lý vào tai chờ 2 đến 3 phút cho ráy tan ra rồi nghiêng tai để nước và ráy trôi ra ngoài sau đó vệ sinh tai lại giống như trên.
Trường hợp bé đang bị bệnh về tai: Bệnh về tai nói chung có rất nhiều dạng, mỗi dạng bệnh có 1 cách chăm sóc khác nhau. Vì vậy cần phải hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất đối với từng bệnh nhi.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh, ngoan hiền, học giỏi.

Đường dẫn của bản tin này: ./index.php?f=news&do=detail&id=15
© CSSX CONG NGHE CAO TIEN LOIEmail: vinhquangvip@gmail.com