Deprecated: Function ereg_replace() is deprecated in /home/ytevask/domains/ytevasuckhoe.com/public_html/header.php on line 26

Deprecated: Function ereg_replace() is deprecated in /home/ytevask/domains/ytevasuckhoe.com/public_html/header.php on line 27
CSSX CONG NGHE CAO TIEN LOI :: Tin tức :: Tư vấn - Kinh nghiệm :: Cách khám tai mũi họng
Danh mục sản phẩm
Quảng cáo

Cách khám tai mũi họng

Thứ sáu, 08.01.2010 11:19
Tai mũi họng là những hốc sâu, muốn định bệnh phải nhìn thật rõ

, Các cách khám tai mũi họng đều không giống nhau, phải biết sử dụng dụng cụ, đặc biệt là các dụng cụ chuyên dùng. Khi cần cũng nên sử dụng các dụng cụ cao cấp.
Do đó để phổ biến một số kiến thức thông thường cho các BS đa khoa, các bạn ham thích bộ môn tai mũi họng, chúng tôi xin mạn phép thầy Nhan Trừng Sơn trình bày lại những kiến thức mà thầy đã dạy cho chúng tôi trong thời gian còn được thầy hướng dẫn

I. Dụng cụ:

1.Dụng cụ thường dùng:
- Đèn Clar: có loại dùng chóa cổ điển, có loại dùng lăng kính. Hiện nay có nơi sử dụng đèn ánh sáng lạnh. Đội đèn khám thì để đèn ngang tầm mắt, khác với tư thế đội đèn để mổ, (đèn từ trên trán rọi xuống). Ngoài ra còn có gương trán là loại gương lõm, phản chiếu từ bóng đèn xuống dưới.

Thực tế, Chúng tôi thường dùng đèn chóa cổ điển, khi mổ lẫn khi khám đều đeo đèn như nhau, ánh sáng đèn làm sao tập trung vào chỗ cần quan sát là được. Thường thì đèn đeo đầu và ngang tầm mắt, không quá cao hay quá thấp.
- Banh mũi: có loại nhỏ, loại lớn, thường thì dùng banh mũi có cán.
Thực tế khi cầm, bạn có thể quay lòng bàn tay hướng vào trong hay hướng ra ngoài sao cho bạn cảm thấy tiện lợi.
Banh mũi cũng giống như dụng cụ Mỏ Vịt trong phụ khoa, nhưng cách dùng có nhiều khác biệt.
- Đè lưỡi: dùng đè lưỡi kim loại thẳng hoặc cong, Hiện nay có xu hướng sử dụng đè lưỡi bằng gỗ thông, dùng 1 lần.
Thực tế chúng tôi dùng có 2 loại đè lưỡi: loại bằng gỗ có cái tiện là sau khi sài có thể quẳng đi, dùng cho mỗi bệnh nhân, như bất tiện là khi dùng khó đè hơn loại kim loại. Loại kim loại là 1 thanh kim loại, được uốn cong với 1 góc từ 45-60 độ. Hạn chế là cần hấp lại mỗi khi dùng, nhưng tiện là dễ cầm, dễ tạo thuận lợi để quan sát sâu.
- Gương soi: có loại gương soi thanh quản và gương soi vòm. Thường thì sử dụng ở người lớn
- Đèn soi tai: có loại dùng pin, có loại dùng điện
- Kẹp khuỷu, loa soi tai
- Âm thoa
- Que bông, que kim loại thăm dò, ống thông Itard
- Ống hút các loại
- Máy hút, máy bơm nước (để rửa tai) ==> mấy cái này rất cần trong TMH
- Máy đốt điện cao tầng, máy đốt điện nóng ===> viêm họng hạt mà có mấy cái này đốt thì tuyệt
- Đèn soi phim X-Quang ===> chủ yếu là coi phim Blondeau với Hirzt thôi
2. Dụng cụ đặc biệt:
- Đèn soi tai có lúp, có bơm hơi để đánh giá sự di động của màng nhĩ ==> tui cũng chưa thấy
- Ống soi mềm ánh sáng lạnh. có/không chụp ảnh
- Bộ âm thoa
*** Theo đánh giá này đèn soi tai Tili-otos và Ju-mi là dụng cụ đặc biệt, và rất mới ở nước ta.


II. Tư thế bệnh nhân:

1. Đối với người lớn và đứa trẻ đã có nhận thức: bệnh nhân ngồi trước BS
2. Đối với trẻ nhỏ và các cháu không hợp tác: phải có người lớn kèm
2.1 Khám mũi họng: người kèm ngồi trên ghế cho vững, em bé ngồi trên đùi người kèm, 1 tay người kèm đặt vào vùng trán bé để bé không quay đầu, tay kia nắm chặt 2 tay em bé, ép vào lòng để em không giãy dụa. 2 chân người kèm bắt chéo và ôm 2 chân bé
chân bé phải hổng, không điểm tựa
2.2 Khám tai:
2.2.1 Với bé dưới 12 tháng tuổi: người kèm ngồi để bé nằm ngang, nghiêng đầu để tai cần khám ngó thẳng BS. Một tay người kềm vịn đầu em bé, tay kia ép vai em bé để giữ cho chắc
2.2.2 Với bé trên 12 tháng tuổi: giữ bé như trong tư thế khám mũi họng, nhưng quay đầu bé để tai cần khám ngó thẳng BS.

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin mới hơn:
» Đau họng và cách phòng chống (08.01.2010)
» Cẩm nang chăm sóc tai mũi họng (08.01.2010)
» Cẩm nang chăm sóc tai mũi họng (08.01.2010)
» Chăm sóc bé bị viêm họng (08.01.2010)




Liên kết